Thường thì trẻ chào người lớn trước, cấp dưới chào cấp trên trước, Không thể phủ nhận, thái độ vui vẻ, trọng thị khi chào hỏi gây cảm xúc thân thiện giữa những người tham gia giao tiếp, xác nhận mối quan hệ thân hữu, khích lệ phát triển tình cảm cộng đồng, thậm chí thúc đẩy ý thức trách nhiệm và hành động chung. Trong VHT, hầu hết mọi người đều rất tôn trọng và duy tri tốt văn hoá chào hỏi nơi công sở, tạo thành một nét văn hoá đặc trưng giúp gây dựng một mội trường làm việc thân thiện. Tuy nhiên khi quân số ngày càng đông, địa điểm làm việc bị phân tán ở nhiều nơi, thì câu chuyện về chào hỏi lại trở thành một vấn đề cần được nhắc lại, cần được quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bất mí cho các bạn một số cách chào hỏi rất dễ thương của người Việt thường dùng, đừng ngần ngại áp dụng nhé.
1. Nhìn và cười
Người Việt nổi tiếng là những con người chất phác, đôn hậu và gần gũi, điều đó thể hiện ngay trong cách chào hỏi. Không khó để bắt gặp một người Việt Nam kêu tên người mình muốn chào và nở nụ cười thật tươi. Đó là lời chào mà tôi chắc rằng hiếm có một đất nước nào có lời chào thú vị và vui vẻ đến như vậy. Hãy làm thử xem, vô tình bắt gặp đồng nghiệp trên đường mà không thể chào, hãy mỉm cười và bạn sẽ nhận lại được ngay kết quả.
2. Hỏi thăm “khỏe không”
Cách chào tiếp theo cũng đặc biệt không kém. Người Việt coi những câu nói xã giao đầu tiên là lời chào như “Bạn có khỏe không?”, “Lâu rồi không gặp”, “Rất vui khi làm quen với bạn”.
Chào như vậy có vẻ như người Việt đang “lấp liếm” đi câu chào hỏi nhưng thực chất, từ “xin chào” truyền thống có vẻ hơi nặng nề, khách sáo. Vậy nên để thân thiện hơn, nhất là ở những mối quan hệ đã thân quen từ trước, người ta thường chào nhau bằng những câu nói xã giao như thế.
3. Vẫy tay
Bàn tay ngoài việc cầm nắm, đôi lúc “quyền năng” của nó có thể vượt xa suy nghĩ của bạn. Chúng ta có thể nghe thấy cả một cuộc trò chuyện bằng đôi bàn tay. Và lời chào cũng vậy, vẫy tay hai đưa hai ngón tay (biểu tượng từ “Hi” trong tiếng Anh) thể hiện lời chào nhanh gọn và thân mật đấy nhé!
4. Vòng tay và cúi chào
Nếu người Nhật Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình, hay cúi người xuống thì người Việt Nam cũng có nghi thức tương tự khi chào.
Người Việt Nam thường cúi đầu chắp tay trước ngực hoặc xuôi tay gập người.Cách chào này thường bắt gặp được ở người nhỏ chào người lớn, bậc dưới chào bậc trên. Đây cũng được xem như nghi thức chào hỏi trong các buổi lễ hay sự kiện long trọng.
5. Bắt tay
Trở lại với câu chuyện của đôi bàn tay. Bắt tay là biểu tượng của sự đón tiếp, tạo sự thiện cảm và bày tỏ thông điệp đến đối phương rằng: tôi rất quý trọng anh, anh hãy tin ở tôi. Và người Việt Nam thường chào đối tác của mình bằng cách hơi gập người và bắt tay. Cái bắt tay sẽ dễ dàng tạo thiện cảm và lòng tin ở người khác.
Các bạn hãy đừng quên nở nụ cười và nói lời chào đồng nghiệp của mình nhe, hãy dùng hành động nhỏ bé nhưng ý nghiã này đề tạo một không khí thân thiện, khởi đầu một ngày làm việc hiệu quả không chỉ cho bản thân mà còn cho đồng nghiệp nhé!