Gương mặt VHT
VHT đóng góp ý kiến trong Hội nghị ASEAN về 5G
Trà My Lv.1
Ngày 11/10/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị ASEAN về 5G . Tại sự kiện này, các chuyên gia đến từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Viện Công nghệ truyền thông Hàn Quốc,… cho rằng, triển khai công nghệ Open Ran sẽ thúc đẩy phát triển 5G tại những nước ASEAN. Đại diện của Viettel là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thiết bị vô tuyến băng rộng, Khối 2, VHT Lê Trường Giang đã có bài tham luận đóng góp vào nội dung trên.

1 (2)-2

Trong mạng truy cập vô tuyến, “RAN mở/O-RAN” là xu thế ảnh hưởng tới các thế hệ mạng, kiến trúc phần cứng, phần mềm của thiết bị và tạo ra các giao diện “mở” giữa chúng. Đây là xu thế phá vỡ thị trường thiết bị mạng viễn thông truyền thống trước đây, khi mà hệ thống mạng của mỗi nhà cung cấp chỉ hoạt động tương thích với các thế hệ thiết bị mạng của chính nhà cung cấp đó (vendor-lock).

Với O-RAN, giao diện mở và kiến trúc mở cho phép nhà mạng/CSP linh hoạt hơn trong việc xây dựng mạng của họ, tạo hệ sinh thái mới và cho phép nhiều nhà cung cấp tương tác với nhau. Hơn nữa, Open RAN có thể thúc đẩy thông minh hóa và tự động hóa mạng; đồng thời tạo cơ hội, thúc đẩy các nhà cung cấp mới tham gia vào thị trường.

Trong mạng lõi truyền thống, các chức năng mạng được triển khai trên phần cứng độc quyền của nhà cung cấp (VD: ATCA) đã được thay thế bằng các chức năng mạng ảo hóa (VNF) hoặc các chức năng mạng dạng container (CNF), được triển khai trên nền tảng phần cứng phổ thông/ thông dụng. Nền tảng mạng viễn thông đám mây gốc (Cloud-Native) cùng Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) đã bắt đầu tạo được động lực mới trong vận hành và khai thác mạng viễn thông.

2 (2)-1

Chia sẻ tới toàn bộ hội nghị về các thành tựu của Viettel trong nghiên cứu 3G, 4G tới 5G theo xu thế mở và ảo hóa, đại diện VHT cho biết:

3 (3)-1

4 (4)-1

Viettel là thành viên chính thức của O-RAN từ tháng 07/2020

5 (2)-1

Đối với sản phẩm 5G CORE cloud-native, Viettel cũng đã hoàn thiện nền tảng ảo hóa của mình và đưa vào triển khai  trên các sản phẩm mạng lõi cho 4G, 5G.

6-1

Trong lộ trình phát triển các sản phẩm, Viettel đưa trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn vào vận hành, khai thác mạng viễn thông.

7-1

Trong quý 4 năm 2022, Viettel sẽ tiếp tục triển khai mở rộng quy mô thử nghiệm thêm 300 trạm gốc 5G tại các vị trí mới, với lượng người dùng lớn hơn và dịch vụ mới hơn, làm tiền đề cho triển khai thương mại chính thức vào năm 2023, khi Việt Nam hoàn thành quy hoạch tần số cho  mạng di động 5G.

Tiếp bước các thành công như đã trình bày ở trên, anh Lê Trường Giang chia sẻ những dự định trong giai đoạn sắp tới, Viettel sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm 5G, cụ thể:

8-1

  • 240
  • 0 bình luận
  • 3