Thiếu tá Vương Tài Anh, Đại đội trưởng Đại đội 1; Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 201, Binh chủng Tăng - Thiết giáp: "Đối với nội dung thiết bị mô phỏng của T54B T55, theo chúng tôi nghiên cứu và thực tiễn qtrinh sd thì có rất nhiều ưu điểm: thứ nhất là nó mô phỏng lại toàn bộ quá trình sử dụng cũng như điều khiển của các thành vinê kíp xe ở xe thực. Thứ hai, khi thực hiện nội dung trên mô phỏng thì sẽ tiết kiệm rất nhiều về nhiên liệu, vật liệu cũng như thời gian triển khai công tác tổ chức huấn luyện cũng như thực hành sử dụng vũ khí trang bị. Thứ ba, khi thực hiện ndung trên mô phỏng thì có thể kéo dài tuổi thọ cho vũ khí trang bị trên xe".
Hạ sĩ Kỳ Ngọc Anh, Đại đội 1; Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 201, Binh chủng Tăng - Thiết giáp: "Sản phẩm mô phỏng này rất tiện lợi, giúp chúng tôi có thể tập làm quen với xe tăng một cách nhanh hơn, gọn hơn, giúp chúng tôi tiết kiệm sức lực".
Trung úy Khương Đức Thủy, Đại đội 1; Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 201, Binh chủng Tăng - Thiết giáp: "Theo tôi nhận thấy nếu có điều kiện các đơn vị xe tăng trên toàn quân mà được trang bị ht mp xe t54 t55 tại đơn vị thì trước khi đưa chiến sĩ vào tiếp cận xe tăng thật thì chúng ta nên cho chiến sĩ tiếp cận với hệ thống mô phỏng trước để giúp cho người học có thể có những bước đầu làm quen với các thiết bị trên xe và các thao tác sử dụng trên xe. Khi đã thuần thục ở hệ thống mô phỏng rồi thì chúng ta có thể đưa bộ đội lên thực hành trên xe thật. Lúc đó thì sẽ giúp cho người học tự tin hơn và có thể làm chủ trang bị được tốt hơn"
Từ thực tiễn công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của quân đội ta, trong những năm gần đây cho thấy để có thể sử dụng hiệu quả các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, cần có các thiết bị mô phỏng để tăng tính trực quan, tăng thời lượng huấn luyện, đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí bảo đảm và kéo dài tuổi thọ của các loại vũ khí, phương tiện, trang bị. Hiện nay, chỉ một số ít quốc gia tiên tiến trên tgioi nắm được các công nghệ lõi về mhmp, và cũng rất khó để họ có thể chuyển giao sang qg khác.
Từ 2016, Trung tâm Mô hình - Mô phỏng trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel được thành lập. Sản phẩm đầu tiên mà đơn vị này nghiên cứu là hệ thống mô phỏng huấn luyện kíp lái xe tăng T54B T55. Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại các đvi xe tăng trong toàn quân.
Kỹ sư Đỗ Văn Thưởng, Trung tâm Mô hình - Mô phỏng: "Sau khi hoàn thành phê duyệt đề tài, dự án khoảng 15 người đã phối hợp với các anh ở bên xe tăng thiết giáp để hoàn thiện sản phẩm mẫu bao gồm các cụm cơ cấu điều khiển trên cabin rồi là tính toán động lực học ở trên cabin và cuối cùng là hoàn thành phê duyệt bộ chỉ tiêu tính năng chính kỹ thuật cho sản phẩm hệ thống mô phỏng kíp chiến đấu xe tăng T54B T55 Trong quá trình nghiên cứu thiết kế, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Từ những ngày đầu, khó khăn lớn nhất chính là khó khăn liên quan đến xây dựng bộ chỉ tiêu kỹ thuật, làm ntn vừa đáp ứng cái chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm. Bởi vì là sản phẩm mô phỏng nên yêu cầu đặc thù là phải làm giống hệt để cho mình dùng khi sử dụng có cảm giác giống hệt trên xe tăng thật."
Từ con số 0 về công nghệ MHMP, nhưng với tinh thần "Đã ra quân là đánh thắng" của những chiến binh công nghệ, mới những nỗ lực không ngừng nghỉ, hệ thống mô phỏng huấn luyện kíp xe tăng T54B T55 của TCT Công nghiệp công nghệ cao Viettel được các đơn vị xe tăng trong toàn quân đánh giá mang nhiều ưu điểm hơn so với hệ thống mô phỏng phải mua từ nước ngoài trước đó. Phần mềm được thiết kế hiện đại, cơ cấu chuyển động 6 bậc tự do, mô phỏng các hoạt động lái xe và chiến đấu. Bên cạnh đó, hệ thống bám sát theo giáo trình các bài bắn và hành tiến của binh chủng tăng thiết giáp, nâng cao hiệu quả trong quá trình huấn luyện đối với các cán bộ chiến sĩ.
"Cảm giác của tôi thì là rất hạnh phúc khi được đóng góp một phần công sức của mình vào công cuộc hiêện đại hóa trang thiết bị của quân đội như sản phẩm hệ thống mô phỏng kíp chiến đấu xe tăng, sau một quá trình sử dụng đã được các anh ở các đơn vị đánh giá rất cao" - Kỹ sư Đỗ Văn Thưởng bồi hồi chia sẻ.
Trung úy Khương Đức Thủy: "Đối với thiết bị này, được mô phỏng gần như là giống hệt đối với trên xe tăng thật. Từ các vị trí ngồi đến các thiết bị đảo mạch, có cả hệ thống cabin, có xilanh thực hiện mô tả cả độ rung xóc trên xe. Nên tôi thấy 80% là giống với trên xe tăng thật".
Với lợi thế là đơn vị trong nước có khả năng tự sản xuất, nắm đợc 100% công nghệ lõi, TCT Công nghiệp công nghệ cao Viettel có thể nhanh chóng điều chỉnh sp theo yêu cầu của các đvi. Đến nay, đã có hàng chục tổ hợp hệ thống mô phỏng huấn luyện kíp xe tăng T54B T55 được trang bị trong toàn quân.
Thượng úy Nguyễn Việt Hoàng, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 201, Binh chủng Tăng - Thiết giáp: "Đây là hệ thống mới, tôi cảm thấy rất tự hào và vinh dự là một trong những người đầu tiên được huấn luyện và làm chủ hệ thống mô phỏng vũ khí trang bị mới. Tôi mong rằng quân đội nhân dân Việt Nam sẽ nghiên cứu, sản xuất ra nhiều hệ thống sản phẩm thiết bị mô phỏng để áp dụng vào thực tế trong quá trình huấn luyện trong toàn quân"
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ mô phỏng đang đóng vai trò quan trọng trên nhiều mặt của các hoạt động quân sự hiện đại như nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm vũ khí trang bị mới. Sử dụng công nghệ mô phỏng cho phép tối ưu hóa tính năng kỹ thuật, chiến thuật và đánh giá hiệu quả trong chiến đấu trước khi quyết định sản xuất các mẫu để thử nghiêệm trong thực tiễn. Với những kết quả đáng khích lêệ trong thời gian qua, Tập đoàn Viettel đã và đang từng bước góp phần tạo nền móng cho quá trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mô phỏng ở nước ta đồng thời ghi danh Việt Nam vào danh sách số ít các nước trên thế giới làm chủ công nghệ mô phỏng hiện đại để khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam.