
PTGĐ mở đầu câu trả lời bằng câu chuyện Ericson, Huawei đã đầu tư 2 tỷ USD cho 5G, họ có sẵn chíp và hàng nghìn người tham gia nghiên cứu. Các vendor đã đi trước từ năm 2011, 2012 trong khi TCT VHT bắt tay nghiên cứu thiết kế 5G năm 2019. Nếu chia nhỏ các đầu việc cần làm, khối lượng công việc của các kỹ sư VHT là KHỔNG LỒ với nguồn lực vô cùng hạn chế. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào những trở ngại ấy thì rõ ràng là thất bại.
Khi bắt đầu với 5G, nhóm dự án đặt ra mục tiêu thiết kế sản phẩm chỉ có cấu hình nhỏ. Tại thời điểm đó, trên giới có 1 số đối tác đưa ra một số nền tảng và VHT có thể kết hợp với họ xây dựng giải pháp của chính mình. Phó TGĐ Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh rằng, tại thời điểm đó, không một hãng nào trên thế giới có giải pháp giống Viettel đang làm. Ban đầu, VHT chỉ làm small cell, nhưng dần dần thiết bị đã lên 4T4T, 8T8R, rồi 32T32R và đến cuối năm nay là 64T64R.
“Điều khó nhất là không sợ khó”, PTGĐ chia sẻ trước 20 nhà báo.

Không chỉ riêng với dự án 5G mà mọi dự án tại Viettel đều được người Viettel triển khai với tinh thần KHÔNG SỢ KHÓ, CỨ ĐI, CỨ LÀM LÀ ĐẾN. Đối với sản phẩm OCS cũng vậy, đối tác đã từng nói rằng, sản phẩm OCS của đối tác 400 người làm, trong khi Viettel chỉ có 20 kỹ sư thì làm sao làm được. Nhưng câu trả lời của hiện tại cho thấy, Viettel sử dụng hệ thống tính cước thời gian thực do chính các kỹ sư VHT phát triển. Hiện nay, hệ thống OCS do người Viettel làm chủ đã triển khai trên toàn bộ hệ thống mạng lưới của Viettel và 10 thị trường Viettel đầu tư.
Phó TGĐ Nguyễn Minh Quang cũng chia sẻ rằng, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, VHT cũng có những khó khăn nhất định về nhân lực song điều may mắn là đội ngũ kỹ sư VHT rất gắn kết, đặc biệt là lớp kỹ sư làm việc từ khi Tổng Công ty còn là Viện Nghiên cứu hay VTEK.

Ngoài ra, tại sự kiện, Phó TGĐ Nguyễn Minh Quang cũng giới thiệu về 3 lĩnh vực mà TCT VHT nghiên cứu, sản xuất tới 20 nhà báo trong CLB báo chí Khoa học-Công nghệ cũng như chia sẻ định hướng kinh doanh nước ngoài của TCT VHT năm 2024.