“3 cùng” để hiểu sản phẩm
Sau 4 năm nghiên cứu, các kỹ sư Trung tâm Radar đã làm chủ hoàn toàn hệ thống đài radar 3D băng S bao gồm cả phần cứng và phần mềm, cơ khí. Trong dự án này, các kỹ sư nhóm đề tài đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công 1 sản phẩm radar chiến thuật VRS-SRS (vùng phát hiện 100km) và 1 đài radar tầm trung VRS-MRS (vùng phát hiện 360 km).
Thực tế, so với hệ thống đài radar 2D, đài radar 3D cung cấp thông tin tình báo tốt và chi tiết hơn. Ví dụ như, khi xuất hiện 2 mục tiêu bay cùng cự ly, cùng phương vị nhưng độ cao khác nhau, 1 máy bay bay trên, 1 máy bay bay dưới, đài radar 2D sẽ không thể phân biệt. Tuy nhiên, đài radar 3D có thể giải quyết tình huống này để đưa ra phương án tác chiến phù hợp.
Thừa nhận rằng thiết kế hệ thống radar 3D rất khó song nhóm đề tài quyết tâm làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm. Anh Thế Anh quan điểm rằng: “Khó nhưng cứ mạnh dạn lao vào, kiểu gì cũng có cách làm”.
- “Phần mềm thiết kế phức tạp nhưng vì sao nhất định phải chinh phục phần cứng?”
Câu trả lời từ anh Nguyễn Thế Anh đưa ra đó là:
4 trưởng nhóm tìm một loại ăng-ten
Trong số những công nghệ hiện đại ứng dụng trong sản phẩm đài ra đa chiến thuật VRS-SRS và đài ra đa tầm trung VRS-MRS không thể không nhắc đến thành công của việc thiết kế, chế tạo ăng-ten mảng khe búp sóng thấp.
Đối với đài radar 2D, yêu cầu đưa ra không đặt nặng vấn đề tính tương hỗ giữa các ăngten gần nhau. Tuy nhiên, sang đài 3D, bài toán đặt ra cần làm sao triệt được sự ảnh hưởng đó. Để đạt được mục tiêu này, nhóm ăngten của anh Thế Anh phải thử 4 loại ăngten cấu trúc khác nhau để lựa chọn giải pháp cuối cùng.
Với cách phân công này, anh Thế Anh không đóng vai trò là chủ nhiệm đề tài. Thay vào đó, anh là thành viên để cùng nhóm thực hiện. Lý giải cách làm này, anh Thế Anh nói: “Việc luân phiên làm trưởng nhóm tăng tính trách nhiệm của anh em. Khi làm trưởng nhóm như vậy, anh em giao việc cho mình, vì mình là thành viên thôi mà. Các anh em thành viên có chuyên môn sẽ hỗ trợ trưởng nhóm cách làm rồi ra quyết định".
Dù đã bài binh bố trận về nhân lực với ăngten nhưng quá trình chinh phục công nghệ này không hề dễ dàng. Bởi xét riêng về mặt kỹ thuật, ăngten có đặc thù là về mặt cao tần không đo được. Nhiều khi thiết kế ăngten, anh em phải mường tượng, dự đoán hiện tượng. Chưa kể, có lần, để đáp ứng tiến độ trong vòng 1 tháng theo yêu cầu Ban Tổng Giám đốc, nhóm kỹ sư ăngten 7 người chia ra làm 2 nhóm. Nhóm thứ 1 làm liên tục từ sáng đến 10,11h giờ đêm để tích hợp sản phẩm, nhóm còn lại được nghỉ sớm hơn nhưng 4h sáng phải dậy để xuất phát đi đo đạc, trả kết quả về nhóm ở nhà tích hợp.
- “Tại sao phải dậy sớm như vậy?”. Anh Thế Anh nói: “Trời mùa hè rất nắng nên không thể đo muộn hơn được, đến 8 giờ là đã phải thu sản phẩm về rồi”.
Đối với người kỹ sư chủ nhiệm đề tài, hệ thống radar 3D là một thách thức rất lớn nhưng đến giờ Nguyễn Thế Anh chia sẻ rằng, anh cảm thấy tương đối nhẹ nhõm. Anh khẳng định: “Đề tài radar 3D hoàn thành, anh em chúng tôi có thể tự hào mình đã làm chủ đài radar hiện đại nhất thế giới và sẵn sàng làm chủ công nghệ để sản phẩm tiếp tục tốt hơn. Các anh em trong nhóm đã thực sự trưởng thành từ lĩnh vực là sở trường trước đây như xử lý tín hiệu, xử lý thông tin ăngten đến những việc không phải chuyên môn chính như phần điện, phần cơ khí".