Với nhiều khó khăn đã lường trước, nhiều vướng mắc đã tháo gỡ, Chủ tịch - TGĐ Tập đoàn Tào Đức Thắng nhấn mạnh 6 tháng cuối năm là giai đoạn hành động với tinh thần lăn xả để kết quả thực sự đột phá.
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm vừa qua, Chủ tịch Tào Đức Thắng khẳng định các mục tiêu của Tập đoàn, của từng khối và từng đơn vị trong 6 tháng cuối năm cũng như cả năm 2023 đã đặt ra rất rõ ràng. Ban TGĐ Tập đoàn cũng trực tiếp làm việc với các đơn vị để tháo gỡ nhiều nút thắt, bộ máy của Tập đoàn, đặc biệt ở tuyến tỉnh/Tp được tổ chức lại, dần ổn định.
Do đó, Chủ tịch - TGĐ Tập đoàn yêu cầu: “Chúng ta đã có mục tiêu, có giải pháp và chúng ta có niềm tin trong mỗi người Viettel. Giờ là lúc chúng ta phải lăn xả hành động để tiếp tục thành công hơn nữa, quyết tâm trong 6 tháng cuối năm, Tập đoàn và các đơn vị thực sự đạt kết quả đột phá”.
Chủ tịch Tập đoàn cũng định hướng các nhiệm vụ mới và quán triệt lại các nhiệm vụ trọng tâm để các cơ quan, đơn vị tập trung nguồn lực, tăng tốc hoàn thành trong nửa cuối năm 2023.
Khối Cơ quan: Bám sát cơ quan Nhà nước để phê duyệt cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động SXKD của Tập đoàn. Xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường viễn thông – CNTT trong nước và nước ngoài. Tham mưu cho Ban TGĐ các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Tập đoàn TCT Viễn thông (VTT): Thứ nhất là tiếp tục bám sát các chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý sim, thông tin thuê bao trên quan điểm “làm đúng luật”. Ở Viettel tỉnh/Tp cũng vậy. Đây là trách nhiệm của Viettel trước Chính phủ, Bộ, ngành. Thứ hai là đẩy mạnh kinh doanh 4G. Cùng thời gian này năm sau, chúng ta bắt đầu tiến hành tắt công nghệ 2G, 3G trong khi khối lượng thuê bao 2G đang còn rất lớn. Do đó, việc chuyển đổi thuê bao 2G, 3G lên 4G là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết với mục tiêu không được để mất thị phần. TCT Mạng lưới (VTNet): Tổ chức lực lượng khẩn trương xây dựng hạ tầng mới để phát triển thuê bao, đồng thời nghiên cứu để đầu tư củng cố hạ tầng hiện có, sẵn sàng cho giai đoạn mở rộng lắp đặt thiết bị 5G khi có giấy phép. VTNet cần triển khai song song, vừa tiên phong công nghệ mới, vừa đảm bảo chất lượng mạng vượt trội. Đó là phương châm của VTNet. TCT Đầu tư Quốc tế (VTG): Tập trung làm tốt 2 vấn đề: Một là dòng tiền chuyển về nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu nước ngoài, mục tiêu tỷ lệ hoàn vốn đạt 76%. Hai là vấn đề pháp lý, phải có lộ trình giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tồn đọng thì mới đi xa được. TCT Công trình Viettel (VCC): Tiếp tục vươn xa hơn nữa trong chiến lược đi ra nước ngoài để mở rộng không gian kinh doanh. VCC có thể tự tin tiếp nối VTG vì có bộ máy quản lý tốt, nguồn lực tốt, quy trình tốt. TCT Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (VTS): Nhận trách nhiệm đảm bảo tăng doanh thu mạnh hơn nữa, khai thác hiệu quả các dự án hợp tác với Chính phủ, Bộ, ngành và doanh nghiệp lớn. Đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ Viettel Cloud để đạt doanh thu theo kế hoạch. TCT Dịch vụ số Viettel (VDS): Tăng cường làm việc với các ngân hàng để xây dựng chính sách phối hợp với Viettel. Tập trung phát triển thuê bao Mobile Money, hạn chế tình trạng phụ thuộc vào các bên khác. Công ty Truyền thông Viettel (VTM): Những sản phẩm thời gian qua đạt kết quả tốt, được công chiếu trên các kênh chính của đài truyền hình lớn. VTM cần trao đổi thêm với các công ty quốc tế ở các quốc gia khác trên thế giới để sản xuất sản phẩm nội dung số chất lượng cao. Công ty An ninh mạng (VCS): Nhận trọng trách phải vươn ra toàn cầu với lợi thế sở hữu lực lượng nhân sự trình độ cao, có tên tuổi trong cộng đồng và thế giới. Cùng với đó, VCS cũng phải tự đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ, chủ động tìm nhiều góc độ mới để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, đóng góp giá trị cho Tập đoàn. Công ty Đầu tư Công nghệ Viettel: Phối hợp với các cơ quan Tập đoàn hoàn thiện thủ tục, tổ chức bộ máy để vận hành chính thức từ tháng 9/2023. Trung tâm Không gian mạng (VTCC): Đến cuối năm nay, VTCC cần đưa nền tảng trợ lý ảo cho công viên chức nhà nước vào sử dụng trước trong nội bộ Tập đoàn. Nếu thành công, chỉ riêng với Viettel cũng đã mang lại hiệu quả. Năm 2024 sẽ chính thức đưa vào hoạt động và ứng dụng công nghệ cao từ hợp tác với Microsoft. TCT Công nghiệp công nghệ cao (VHT): Các sản phẩm của khối công nghiệp quân sự buộc phải thành công trong năm 2023. Đối với sản phẩm dân sự, VHT cần hoàn thiện bộ thiết bị 5G “Make in Vietnam”, sẵn sàng ra mắt thương mại hóa với đầy đủ chứng nhận, tiêu chuẩn được Bộ, ban, ngành cấp. Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX): Đẩy nhanh tiến độ các sản phẩm quân sự quan trọng do Quân ủy TW, Bộ Quốc phòng giao. Nhiệm vụ này nặng nề nhưng phải làm được để minh chứng khả năng làm chủ của Viettel TCT Sản xuất Thiết bị Viettel (VMC): Ngoài các sản xuất sản phẩm quân sự, VMC tập trung triển khai các hệ thống năng lượng mới, năng lượng xanh để đưa vào ứng dụng thực tế trên mạng lưới, thường xuyên tìm hiểu nghiên cứu để có sản phẩm mới thì tiến hành thử nghiệm sớm. TCT Bưu chính Viettel (VTPost): Xây dựng chiến lược rõ ràng về lĩnh vực chuyển phát, logistics đối với thị trường Trung Quốc để phát huy tiềm năng về hàng hóa, tiêu dùng, nhất là sự tương đồng về sản phẩm nông nghiệp. Công ty TM&XNK Viettel (VCM): Cần có sự chuyển đổi để bứt phá. Tại Trung Quốc, thực tế hiện nay không còn siêu thị hay cửa hàng bán điện thoại. Tất cả đều mua online, kinh doanh qua thương mại điện tử, kể cả Samsung hay iPhone. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ như Thế giới di động, FPT hay Viettel Store vẫn còn nhiều cửa hàng lớn. Xu hướng này là điều đáng báo động cho VCM. Công ty Xi măng Cẩm phả (XMCP): Cần thay đổi để phù hợp với tình hình mới. XMCP đang kinh doanh theo dạng đại lý phân phối, cách làm truyền thống này gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh hiện nay. XMCP phải tính giải pháp đưa sản phẩm đến tận công trình, vào nhà máy, tức là đến trực tiếp người tiêu dùng. Vướng mắc ở đâu thì chủ động xin ý kiến lãnh đạo để nhanh chóng có kế hoạch tháo gỡ. Tập đoàn nhấn mạnh việc XMCP cần có sự chuyển biến tích cực về kết quả SXKD 6 tháng cuối năm. Công ty Quản lý Tài sản Viettel (VAM): Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trung tâm dữ liệu tại Tp.HCM, Hà Nội. Đây là các dự án dài hạn và có thể mở ra nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh cho Tập đoàn, không dừng lại ở phục vụ hạ tầng dịch vụ Viettel Cloud. Sau đó là các dự án văn phòng làm việc ở Hà Nội, Đà Nẵng,… Trung tâm Thể thao Viettel (VTSport): Khẳng định lại vị thế của đội bóng Viettel. Biểu dương các thành tích trong thời gian qua, lấy đó làm động lực để tiếp tục vào top 3, tiến lên mục tiêu cao hơn nữa, nếu có cơ hội cạnh tranh thì giành ngôi vô địch quốc gia năm 2023. Học viện Viettel (VTAca): Bên cạnh đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ CBNV Viettel, VTAca nghiên cứu bổ sung tổ chức các chương trình đào tạo cho khách hàng, đối tác của các đơn vị trong Tập đoàn như VTS, VHT, VTX,… từ đó giới thiệu, lan tỏa sang các đơn vị khác, địa phương khác. |