Tin Tập đoàn
VTT công bố mô hình tổ chức mới
Hương Nguyên Lv.4
Chiều thứ 6 vừa qua, ngày 19/8/2022, VTT đã công bố kiện toàn mô hình tổ chức Tổng Công ty. Đây là đợt thay đổi mô hình lớn nhất trong 5 năm trở lại đây để phù hợp hơn với tình hình thực tế kinh doanh và quản lý của đơn vị sau một loạt những thay đổi diễn ra trong thời gian vừa qua. Mô hình mới sẽ là động lực giúp TCT Viễn thông Viettel phát triển mạnh mẽ hơn trong chặng đường phát triển mới của mình.

Mô hình mới được thiết kế với quan điểm tổ chức VTT theo hướng hình thành các đơn vị chịu trách nhiệm toàn trình (Nghiên cứu thị trường - Xây dựng chiến lược kinh doanh - Xác định khách hàng mục tiêu - Phát triển sản phẩm - Kênh và chính sách bán hàng ...) từng lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ (technology lead) gồm: lĩnh vực Viễn thông và lĩnh vực Giải pháp CNTT & Dịch vụ số với “hai tốc độ” để tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển nhảy vọt.

Mô hình mới sẽ tiếp tục duy trì giá trị cốt lõi đã hình thành trong quá trình vận hành mô hình của BCG tư vấn. Đó là lấy khách hàng làm trọng tâm, tập trung quản lý, nâng cao trải nghiệm khách hàng; Phương pháp làm việc linh hoạt (Agile); Ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Mô hình lần này sẽ hạch toán riêng, đánh giá hiệu quả kinh doanh theo lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ, tối ưu nhân sự lĩnh vực truyền thống, chuyển dịch nguồn lực cho các lĩnh vực mới.

Bên cạnh đó, mô hìn lần này sẽ giúp tổ chức bộ máy tinh gọn, tối ưu, ít lớp quản lý, tăng cường sử dụng SSC cho các hoạt động hỗ trợ, đảm bảo tỷ lệ không quá 10% tổng quân số VTT; không bố trí nhân sự hỗ trợ tại các Trung tâm.

Nội dung kiện toàn cụ thể như sau:

Tổ chức các đơn vị kinh doanh của VTT thành 02 Khối: Khối Giải pháp CNTT & Dịch vụ số và Khối Dịch vụ Viễn thông. 

Mỗi Khối gồm các đơn vị chịu trách nhiệm toàn trình từ: Nghiên cứu thị trường; xu hướng công nghệ; nhu cầu, hành vi khách hàng; xây dựng tính năng sản phẩm, dịch vụ; định vị sản phẩm, dịch vụ; giá thành, giá bán; chi phí bán hàng, tổ chức đưa sản phẩm dịch vụ ra thị trường; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; hiệu quả kinh doanh lĩnh vực được giao; đảm bảo trải nghiệm và độ hài lòng khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ.

Không bố trí Ban giám đốc Khối, các đồng chí Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty sẽ được phân công trực tiếp phụ trách các đơn vị.

Tổ chức Khối Giải pháp CNTT & Dịch vụ số: 

Thành lập Trung tâm Giải pháp CNTT & Dịch vụ số trên cơ sở điều chuyển Segment SME, Phòng Giải pháp CNTT từ Trung tâm Sản phẩm về. Chuyển các Trung tâm VAS, Trung tâm Dịch vụ Truyền hình, Trung tâm Chuyển dịch số về Khối Giải pháp CNTT và Dịch vụ số. 

Trong đó kiện toàn lại Trung tâm VAS phù hợp với nhiệm vụ sau khi tách các bộ phận về Trung tâm Dịch vụ Truyền hình. Xác định lại nhiệm vụ Trung tâm Chuyển dịch số tập trung phát triển và chuyển dịch các hoạt động Marketing, bán hàng, CSKH lên kênh số; nghiên cứu các dịch vụ từ khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng; điều chuyển Kênh Telesales thuộc Trung tâm Quản lý bán hàng về Trung tâm Chuyển dịch số để tăng cường ứng dụng các công cụ số cho hoạt động Telesales.

Tổ chức Khối Dịch vụ Viễn thông: 

Thành lập Trung tâm Di động trên cơ sở chuyển (1) các Segment VIP, Tiềm năng, Đại trà; Nhiệm vụ nghiên cứu thị trường di động của Bộ phận Nghiên cứu thị trường từ Trung tâm Khách hàng & Marketing; (2) Phòng Sản phẩm Di động, Phòng Thiết bị đầu cuối, các nhiệm vụ liên quan tới dịch vụ di động của Phòng Định giá & quản lý danh mục sản phẩm, Phòng Triển khai & quản lý chất lượng sản phẩm từ Trung tâm Sản phẩm; (3) nhiệm vụ quản lý doanh thu di động từ Phòng Quản lý Doanh thu; (4) Phòng Kinh doanh quốc tế về Trung tâm Di động.

Thành lập Trung tâm Cố định Băng rộng (CĐBR) trên cơ sở (1) chuyển Segment SOHO; nhiệm vụ nghiên cứu thị trường CĐBR của Bộ phận Nghiên cứu thị trường từ Trung tâm Khách hàng & Marketing; (2) Phòng Sản phẩm CĐBR, các nhiệm vụ liên quan tới dịch vụ CĐBR của Phòng Định giá & quản lý danh mục sản phẩm, Phòng Triển khai & quản lý chất lượng sản phẩm từ Trung tâm Sản phẩm; (3) nhiệm vụ quản lý doanh thu CĐBR của Phòng Quản lý Doanh thu về Trung tâm CĐBR.

Tổ chức Khối CNTT:

Đổi tên và tổ chức lại Trung tâm Phần mềm kinh doanh Viễn thông thành Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT); điều chuyển bộ máy và nhiệm vụ của Phòng An toàn thông tin, Phòng Hệ thống, Phòng Kế hoạch chất lượng, Phòng Công nghệ sản phẩm hợp tác về Trung tâm CNTT. Trung tâm CNTT là đơn vị sản xuất các sản phẩm, hệ thống công cụ theo đúng yêu cầu, chất lượng, đúng tiến độ theo đơn đặt hàng của các đơn vị thuộc TCT; tích hợp các sản phẩm, hệ thống của đối tác vào hệ thống của Viettel; Nghiên cứu triển khai các công nghệ mới vào sản phẩm do Viettel sản xuất và các quy trình sản xuất của các đơn vị trongTCT; Kiểm soát chất lượng các sản phẩm tự làm hoặc thuê đối tác làm của các đơn vị; An toàn thông tin.

Tổ chức lại Trung tâm Phân tích dữ liệu là đơn vị chủ trì xây dựng và khai thác hệ thống dữ liệu của VTT, bảo đảm được nguyên tắc “Ra quyết định dựa trên dữ liệu” mà BCG đã thiết kế.

Chấm dứt hoạt động Phòng Tổng hợp, chuyển các nhiệm vụ chức năng về các Phòng thuộc Khối Quản lý, hỗ trợ để thực hiện tập trung.

Giữ nguyên Trung tâm Đối soát và kiểm soát gian lận như hiện tại.

Sáp nhập Phòng Đào tạo về Phòng TCLĐ để thống nhất, đồng bộ về tổ chức bộ máy ngành dọc trong toàn Tập đoàn và tối ưu nhân sự khối hỗ trợ quản lý.

Chấm dứt hoạt động của các đơn vị sau: 

- Trung tâm Khách hàng & Marketing; Trung tâm Sản phẩm; Phòng Quản lý doanh thu; Phòng Kinh doanh Quốc tế, Phòng Đào tạo thuộc VTT.

- Phòng Tổng hợp thuộc Khối CNTT.

Cơ cấu tổ chức VTT sau khi kiện toàn như sau:

  • Ban  Tổng giám đốc  TCT:  01  Tổng  Giám đốc  và  các  Phó  Tổng  Giám đốc phụ trách các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
  • Khối Giải pháp CNTT và Dịch vụsố: Gồm 04 Trung tâm: Trung tâm Giải pháp CNTT & Dịch vụ số; Trung tâm Dịch vụTruyền hình; Trung tâm Chuyển dịch số; Trung tâm VAS.
  • Khối Dịch vụ Viễn thông: Gồm 02 Trung tâm: Trung tâm Di động; Trung tâm Cố định Băng rộng (CĐBR).
  • Các  Phòng  và  Trung  tâm  khác  thuộc  bộ máy  kinh  doanh/hỗtrợ kinh  doanh: Gồm 05 Phòng và 2 Trung tâm: Phòng Chiến lược; Phòng QLCL dịch vụ & trải nghiệm  khách  hàng;  Phòng  Truyền  thông,  Quảng  cáo;  Phòng  Pháp  chế &  Chính sách Viễn thông; Phòng Kỹ thuật; Trung tâm Quản lý bán hàng; Trung tâm CSKH.
  • Khối  CNTT:  Gồm 03  Trung  tâm: Trung  tâm  Công  nghệ thông  tin;  Trung tâm Phân tích dữ liệu; Trung tâm Đối soát &kiểm soát gian lận.
  • Khối  Quản  lý,  hỗ trợ:  Gồm 07  Phòng: PhòngTài  chính;  Phòng  Tổ chức Lao động; Phòng Chính trị; Phòng Kiểm soát nội bộ; Phòng Đầu tư & Quản lý tài sản; Văn Phòng; Phòng Hành chính.

tgd-mo-hinh-moi (1)

"Mô hình của VTT đã tồn tại 5 năm, trong khoảng thời gian này, nội tại trong tổ chức VTT đã có nhiều thay đổi, nổi bật nhất là khi chúng ta đã OS toàn bộ các kênh bán, tổ chức cần tinh gọn hơn. Vì thế việc thay đổi mô hình là cần thiết để chúng ta thích ứng hơn với môi trường mới, hướng nhiều hơn đến khách hàng, tập trung làm những sản phẩm đột phá hơn, hướng đến bên ngoài - tức là các tổ chức, các cộng đồng bên ngoài để tận dụng, kết hợp sức mạnh của xã hội để tạo nên thế mạnh của Viettel Telecom.

Mô hình mới là cơ hội  để TCT tìm các nhân tố mới về con người, sản phẩm để hướng đến bên ngoài, thị trường hơn, và tìm kiếm không gian tăng trưởng mới cho VTT.

Về công tác nhân sự, cán bộ, BTGĐ VTT rất cân nhắc, suy xét, lựa chọn những con người tốt nhất, phù hợp nhất để phục vụ cho các nhiệm vụ, mục tiêu của TCT và Tập đoàn. Dù ở bất cứ vị trí nào, tôi tin các đồng chí cán bộ sẽ làm việc và cống hiến bằng tất cả sự tâm huyết, trí tuệ của mình, khắc phục những cái tồn tại cũ và phát huy những điểm mạnh để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của TCT giao, đóng góp vào sự phát triển của TCT, Tập đoàn trong giai đoạn mới" - TGĐ Cao Anh Sơn chủ trì phát biểu quán triệt tại buổi lễ công bố mô hình mới của TCT.

  • 78
  • 0 bình luận
  • 2