Social media có tốc độ phát triển vượt bậc trong vài năm trở lại đây. YouTube là một trong những website phổ biến nhất đối với người dùng ở mọi lứa tuổi, là nền tảng trực tuyến lớn thứ hai sau Google và là trang web được truy cập lớn thứ ba sau Google và Facebook.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, khoảng 96% thanh thiếu niên Hoa Kỳ dành thời gian trên YouTube và gần 1 tỷ giờ video được xem mỗi ngày. Ngoài ra, theo một phân tích, 80% lưu lượng truy cập internet liên quan đến video. Những con số biết nói trên chỉ ra rằng, YouTube là một trong những lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp để thực hiện quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Tuy nhiên, quảng cáo trên YouTube không đơn giản.
Bạn cần có năng lực và chuyên môn để lựa chọn đúng loại quảng cáo YouTube mang lại lợi nhuận tối đa từ khoản đầu tư, vì khi thử nghiệm trên mạng xã hội một số loại quảng cáo trên YouTube trở nên lỗi thời hoặc có thêm một số loại hình quảng cáo mới. Trước khi quyết định đầu tư vào quảng cáo trên YouTube, hãy đọc kỹ bài viết này để nắm rõ về các loại quảng cáo YouTube phổ biến hiện nay, loại quảng cáo YouTube nào phù hợp với bạn và nó sẽ giúp bạn tạo ra doanh thu tối đa và nhanh chóng như thế nào.
Quảng cáo TrueView hay video quảng cáo có thể bỏ qua:
Quảng cáo TrueView hay video quảng cáo có thể bỏ qua (Skippable Video Ads) là loại quảng cáo tương tác với thương hiệu tốt nhất trên YouTube. Những quảng cáo này có thể được bỏ qua sau 5 giây; do đó, chúng được đặt tên là quảng cáo có thể bỏ qua (Skip Ads). Các doanh nghiệp chọn quảng cáo TrueView có mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu tăng lên rất nhiều.
Quảng cáo TrueView có thể bỏ qua sau 5 giây. Ảnh: Seongon
Loại quảng cáo YouTube này được coi là quảng cáo an toàn nhất để đầu tư vì nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi mọi người xem quảng cáo trong ít nhất 30 giây, nếu người dùng lựa chọn Skip sau 5 giây thì hoàn toàn không bị tính phí.
Có hai định dạng cơ bản trong quảng cáo TrueView.
- In Stream Ads (trong luồng): Video được hiển thị trước, trong và sau khi video được phát, có đính kèm liên kết dẫn đến website của nhà quảng cáo. Thời lượng tối đa của quảng cáo TrueView In stream là 6 phút và thời lượng tối thiểu nằm trong khoảng từ 6 – 30 giây (khuyến nghị là 30 giây).
- Discovery Ads (quảng cáo khám phá): Không có giới hạn về độ dài video và có thể sử dụng tối đa 25 ký tự để viết dòng tiêu đề của quảng cáo và tối đa 2 dòng mỗi dòng 35 ký tự để mô tả nội dung. Liên kết trên video sẽ trực tiếp dẫn đến website của nhà quảng cáo hoặc đến Video khác.
Bên cạnh đó, quảng cáo video TrueView rất linh hoạt. Các nhà quảng cáo có thể tạo quảng cáo về video hướng dẫn, giới thiệu sản phẩm và video chứng thực,… Quảng cáo TrueView phải thu hút được sự chú ý của người xem trong vòng vài giây đầu tiên, theo một cuộc khảo sát năm 2017, 76 % người xem có xu hướng bỏ qua quảng cáo ngay cả khi quảng cáo có lợi cho họ.
Preroll
Preroll hay Quảng cáo đầu video là đoạn video quảng cáo có thể được phát ngay đầu video và không thể bỏ qua (Non-skippable Ads). Thời lượng của các video này thường dài từ 15-20 giây.
Nhà quảng cáo có thể thêm lời gọi hành động (CTA) trong Quảng cáo Preroll vì người xem không thể skip, từ đó tối ưu hóa sự chú ý của người xem.
Quảng cáo preroll phù hợp nhất để quảng cáo sản phẩm mới ra mắt hoặc quảng cáo cho một sự kiện lớn.
Preroll Ads đặc biệt hiệu quả để tăng lượt click, lượt hiển thị. Đối với loại quảng cáo này, bạn sẽ bị tính phí cho mỗi lượt hiển thị bất kể có nhận được lượt nhấp hay người dùng có xem hết video hay không. Cũng có những quảng cáo Preroll có thời lượng khá dài, khoảng 30 giây. Kích thước của cả quảng cáo Preroll ngắn và dài đều là kích thước video tiêu chuẩn và chúng có thể được xem trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động.
Bumper Ads (Quảng cáo đệm)
Quảng cáo Bumper Ads là loại quảng cáo YouTube có thời lượng rất ngắn, chỉ dài 6 giây. Bumper Ads có thể được hiển thị trước, trong và sau khi xem video YouTube. Đây cũng là dạng video quảng cáo không thể skip như Preroll và quảng cáo TrueView.
Theo khảo sát của Google, Bumper Ads đóng vai trò quan trọng trong việc tăng phạm vi tiếp cận của chiến dịch quảng cáo video dài.
Sáu giây trong Bumper Ads phải được sử dụng một cách khôn ngoan và hiển thị nội dung thu hút. Kích thước của video Bumper Ads giống như kích thước video chuẩn.
Display Ads (Quảng cáo hiển thị)
Loại quảng cáo YouTube này xuất hiện phía trên danh sách đề xuất video. Bất cứ khi nào người dùng tìm kiếm một chủ đề cụ thể trong thanh tìm kiếm của YouTube, danh sách các video đề xuất sẽ được hiển thị cùng với Display Ads.
Các loại quảng cáo YouTube này được hiển thị dưới dạng ảnh chụp màn hình thông tin quan trọng một cách rõ ràng. Kích thước của quảng cáo Display Ads là 300×250 pixel và 300×60 pixel.
Display Ads chỉ có thể được nhìn thấy khi video trên YouTube được phát trên máy tính. Những loại quảng cáo YouTube này không hiển thị trên điện thoại di động.
Overlay Ads (Quảng cáo lớp phủ)
Overlay Ads là loại quảng cáo đơn giản nhất của YouTube, hiển thị banner quảng cáo trong video đang phát.
Những quảng cáo này còn được gọi là “In-video Overlay Ads”. Biểu ngữ trong định dạng quảng cáo này sẽ bao phủ 20% màn hình trình phát video. Overlay Ads có thể chứa hình ảnh hoặc văn bản có kích thước 468×60 pixel hoặc 728×90 pixel. Những quảng cáo này có thể được quản lý từ Adwords của Google. Overlay Ads có phạm vi tiếp cận tối đa và chỉ hiển thị trên máy tính.
Banner xuất hiện trong quá trình video đang phát. Ảnh: oberlo
Sponsored Cards (Thẻ được tài trợ)
Sponsored Cards là quảng cáo popup hiển thị trên màn hình trình phát video giữa các video. Thẻ được tài trợ cũng có thể được hiển thị ở góc bên phải của video.
Nội dung của thẻ được tài trợ được ẩn dưới chữ “i” trong góc trên cùng bên phải của màn hình
Loại quảng cáo YouTube này cũng mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp, vì họ chỉ phải trả tiền cho mỗi lần nhận được click hoặc tổng số lượt xem.
Kích thước của thẻ được tài trợ là 300×250 pixel đối với máy tính để bàn ở dạng hình ảnh hoặc flashcards và có thể thay đổi tùy thuộc vào định dạng là jpg, jpeg hay GIF (không có hoạt ảnh) đối với điện thoại di động.
Quảng cáo trên trang chủ YouTube – Masthead
Masthead là quảng cáo đắt nhất trên ứng dụng hoặc trang web YouTube. Định dạng Masthead giống như thẻ được tài trợ, nhưng chúng bao phủ diện tích lớn trên trang chủ của YouTube và có khả năng hiển thị tối đa. Hình thức quảng cáo này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn với ngân sách khổng lồ.
Masthead chỉ phù hợp các doanh nghiệp có ngân sách lớn. Ảnh: seongon
Kích thước của quảng cáo Masthead thường là 970×250 pixel và chúng chỉ có thể được hiển thị trên máy tính để bàn. Ngoài ra, quảng cáo Masthead có thể được mở rộng lên kích thước 970×500 pixel và được hiển thị trong 24 giờ trên đầu trang chủ của YouTube. Có một danh mục Masthead Cards khác với kích thước giảm xuống còn 760×150 pixel cùng với biểu ngữ 265×150 pixel được hiển thị ở bên cạnh video YouTube.
Các bước khởi chạy chiến dịch quảng cáo Youtube
Sau khi đã hiểu rõ về các loại quảng cáo YouTube khác nhau, hãy cùng tìm hiểu về các bước để khởi chạy chiến dịch quảng cáo YouTube.
- Thiết kế và tạo quảng cáo YouTube của bạn từ các định dạng trên
- Tạo một tài khoản trên Google AdWords và đăng nhập vào đó
- Sau khi đăng nhập vào tài khoản Google AdWord, hãy chọn loại chiến dịch từ menu thả xuống “thêm chiến dịch” và chọn “video”
- Nhập tên chiến dịch và chọn video từ menu “Type”
- Chọn định dạng quảng cáo video
- Đặt ngân sách mỗi ngày cùng với phương thức phân phối. Có hai loại phương thức phân phối: phân phối tiêu chuẩn và phân phối nhanh. Nếu bạn chọn phân phối tiêu chuẩn, quảng cáo sẽ được hiển thị đồng đều theo thời gian và nếu bạn chọn phân phối nhanh, quảng cáo sẽ được hiển thị nhanh nhất có thể.
- Trong bước tiếp theo, hãy chọn network mà bạn muốn hiển thị quảng cáo. Bạn sẽ được cung cấp hai tùy chọn như tìm kiếm trên YouTube và video trên YouTube.
Nếu bạn chọn tìm kiếm trên YouTube quảng cáo sẽ được hiển thị trên trang chủ của YouTube, kênh và các trang video.
Nếu bạn chọn, video trên YouTube quảng cáo sẽ được hiển thị dưới dạng quảng cáo In-stream trên mạng hiển thị của Google.
8. Chọn vị trí bạn muốn đăng quảng cáo. Bạn sẽ được cung cấp các tùy chọn khác nhau và bạn cũng có thể chọn các địa điểm theo ý mình.
9. Sau khi chọn vị trí, bạn cũng có thể chọn hệ điều hành, thiết bị (Điện thoại di động, máy tính để bàn,…) và ngôn ngữ của quảng cáo.
10. Cuối cùng, bạn sẽ được yêu cầu đặt các cài đặt nâng cao như ngày bắt đầu, ngày kết thúc, peak hour (giờ cao điểm) trong ngày.
Kết
Bằng cách làm theo các bước trên, bạn có thể bắt đầu quảng cáo YouTube của riêng mình từ đó tăng phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp.