Tự động hóa chỉ huy
Từ câu chuyện ông thần nông của bà ngoại cho đến tiểu thuyết Suối nguồn, Nhà giả kim,…
Trà My Lv.1
Cách đây 20 năm, trên khoảnh sân tại vùng quê Thái Bình, Đinh Thị Huyền (kỹ sư Trung tâm Chỉ huy điều khiển) khi ấy 6 tuổi, cô cùng bà ngoại trải chiếu ngồi trước sân ngắm trăng, sao. Chỉ tay lên bầu trời, bà ngoại kể cho Huyền nghe câu chuyện về chòm sao ông Thần Nông: “Đây là ông Thần Nông, đây là lưng của ông, đây là đàn vịt trời đứng sau, …”. Tuổi thơ của Huyền lớn lên với những câu chuyện mộc mạc bà kể, những câu thơ dân giã bà đọc. Niềm yêu thích với những trang sách từ đó cũng ngấm vào Huyền lúc nào không hay.

Nếu biết Huyền là một kỹ sư nghiên cứu thuật toán, người đối diện sẽ ngạc nhiên về Huyền khi nghe cô gái này review về rất nhiều các đầu sách. Chắc chắn mọi người sẽ nghĩ: “Dân toán tin mà biết nhiều sách văn học ghê nhỉ?”.

78a0b150988b5dd5049a

Huyền tự nhận, bản thân cô thích đọc các tiểu thuyết văn học hoặc những cuốn sách có nội dung “self-hep”. Huyền đã đọc hết cuốn tiểu thuyết Suối nguồn của nhà văn nữ Ayn Rand với độ dày lên đến 1000 trang.

“Chiến thắng con quỷ trong bạn” của Napoleon Hill, “Nhà giả kim” của của nhà văn Paulo Coelho, “Những chiến binh cầu vồng” với tác giả người Indonesia Andrea Hirata, “Cuốn theo chiều gió” của Margaret Mitchell cũng là những cuốn sách Huyền đã “cày” hết.

Reading Books Is My Meditation Instagram Story

Khi được hỏi rằng, giữa công việc bộn về và có quá nhiều sự hấp dẫn từ các hình thức giải trí khác, tại sao Huyền vẫn giữ thói quen đọc sách, cô nói: “Trước đây, mình thường đọc vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đó là lúc đầu óc tỉnh táo nhất. Khi đã đi làm, mình thường đọc sách vào giờ nghỉ trưa, trong khoảng từ 12 rưỡi đến 1 giờ mỗi ngày. Mình cũng thích xem mạng xã hội hay lướt web nhưng mình luôn có thời gian riêng cho việc đọc sách. Bởi với mình, đọc sách là khoảng thời gian rất chất lượng. Đó là lúc yên tĩnh, mình dành thời gian cho chính bản thân mình, không ảnh hưởng bởi các vấn đề khác”.

Mỗi một cuốn sách đều có tác động nhất định đến Huyền để cô hoàn thiện bản thân hơn. Để có thể áp dụng những điều hay trong sách vào cuộc sống một cách hiệu quả, trong quá trình đọc, Huyền có thói quen note những điều cần lưu ý lại. Sau 3-6 tháng, Huyền sẽ nhìn lại mình đã áp dụng được điều gì trong cuộc sống và nếu có băn khoăn nào thì sẽ đọc sách để tìm cảm hứng.

Huyền cũng khẳng định: “Việc đọc sách nạp cho mình những kiến thức mới nhưng cảm hứng từ việc đọc sách còn đến từ một lý do khác. Với mỗi một cuốn sách, mình được trải nghiệm nhiều câu chuyện, cuộc đời khác nhau. Mỗi một mảnh ghép đó giúp mình có cái nhìn đa dạng hơn về cuộc sống”.

huyen CBCV-3

Minh họa cho điều này, Huyền kể về cuốn sách Những chiến binh cầu vồng. Đã cuối giờ chiều, nhưng khi chạm đúng “gu”, Huyền kể một cách rất say sưa với giọng nói hào hứng. Từng là một tình nguyện viên trong lĩnh vực giáo dục nên đối với Huyền, cuôn sách này càng có ý nghĩa và ấn tượng. “Những chiến binh cầu vồng được dựng nên từ câu chuyện có thật. Cuốn sách kể về những đứa trẻ vô cùng nghèo khó tại hòn đảo Belitong (Indonesia) những năm 80. Hàng ngày, chúng đạp xe đến ngôi trường tiểu học mang tên Muhammadiyah, với chúng đi học là điều gì đó rất thiêng liêng và tuyệt vời, là hy vọng sống còn cho một tương lai sáng sủa. Đi học-chúng cõng cả ước mơ của bố mẹ. Dẫu vậy, ngôi trường nghèo là cái gai trong mắt của chính quyền, chỉ chực chờ giải tán khi không đủ 10 học sinh theo học. Tuy nhiên, phép màu đã đến khi học sinh thứ 11 đến vào buổi khai giảng. Thầy Harfan và cô Mus đã từ chối công việc tại một công ty to nhất đảo để bám trụ tại trường, nuôi dưỡng ước mơ của những đứa nhỏ. Cả 2  không chỉ mang đến kiến thức mà còn mang cả tình yêu thương đến với tụi trẻ”. Huyền kể rằng, khi khép lại Chiến binh cầu vồng, có điều gì đó luôn thôi thúc cô hãy làm điều gì đó tốt đẹp cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên đất nước mình.

  • 139
  • 1 bình luận
  • 2